Những từ khóa bạn không nên tìm kiếm trên Google

Với hầu hết mọi người, Google là một trợ thủ đắc lực giúp họ giải đáp mọi thắc mắc. Tuy nhiên, không phải điều gì chúng ta cũng nên hỏi “chị Google”, đôi khi công cụ hữu ích này có thể không hữu ích như chúng ta tưởng.

Dưới đây là những điều bạn không nên tìm kiếm trên Google.

1. Các triệu chứng sức khỏe

Hiện nay có rất nhiều trang web chuyên về các vấn đề sức khỏe nhưng hầu hết chúng không được quản lý bởi các chuyên gia y tế.

Ngoài ra, việc tra cứu các triệu chứng, vấn đề của sức khỏe trên Google không thể giúp bạn xác định nguyên nhân và cách chữa trị chính xác mà ngược lại còn khiến bạn lo lắng hơn.

Vì vậy, nếu có bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, hãy đến khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín chứ không nên hỏi “Bác sĩ Google”.

2. Các hình thức phạm tội

Có thể vì tò mò mà nhiều người lên mạng tìm hiểu thông tin về các hình thức phạm tội, ví dụ như “cách chế tạo bom” chẳng hạn mà không hề biết rằng điều này có thể khiến bản thân rơi vào “tầm ngắm”.

Thực tế các loại tìm kiếm này luôn được các cơ quan kiểm soát ma túy và an ninh theo dõi. Việc bạn tò mò và tìm kiếm về chủ đề này sẽ khiến địa chỉ IP của bạn có thể xuất hiện trong cơ sở dữ liệu của họ.

Không nên tìm kiếm Google

3. Harlequin ichthyosis

Fournier là biệt danh của Evan Fournier, một cầu thủ bóng rổ của Orlando Magic. Fournier cũng là một từ tiếng Pháp cổ nhưng đồng thời đây cũng là tên của một loại hoại tử ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục.

5. Sinh đẻ

Qua phim ảnh, chúng ta biết được rằng vượt cạn là một việc đau đớn và nguy hiểm. Nhưng trên thực tế, quá trình sinh nở thực sự còn đáng lo ngại hơn gấp trăm lần ở trong phim. Nhiều cô gái thậm chí sau khi xem còn sợ hãi và không muốn có con. Vì vậy, nếu bạn có tò mò cũng không nên cố gắng tìm kiếm điều này.

6. Google

Việc tìm kiếm này sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ lợi ích gì bởi nó sẽ xảy ra hiện tượng được gọi là vòng lặp vô hạn. Và việc tìm kiếm này chỉ khiến bạn tốn thời gian mà thôi.

Theo quantrimang.com

Cách cài file DEB trong Ubuntu

Bài viết dành cho người mới bắt đầu này giải thích cách cài đặt gói deb trên Ubuntu. Cách dễ nhất là sử dụng Ubuntu Software Center. Tìm kiếm ứng dụng theo tên và cài đặt ứng dụng đó từ đó.

Cuộc sống sẽ quá đơn giản nếu bạn có thể tìm thấy tất cả các ứng dụng trong Ubuntu Software Center. Rất tiếc, điều đó không phải sự thật.

Một số phần mềm có sẵn thông qua gói “deb”. Đây là các file lưu trữ kết thúc bằng phần mở rộng .deb.

Bạn có thể coi các file .deb giống như file .exe trong Windows. Bạn nhấp đúp vào file .exe và quy trình cài đặt sẽ được bắt đầu trong Windows. Các gói deb cũng khá giống vậy.

Bạn có thể tìm thấy các gói deb này trong phần tải xuống trên trang web của nhà cung cấp phần mềm. Ví dụ: nếu muốn cài đặt Google Chrome trên Ubuntu, bạn có thể tải xuống gói deb của Chrome từ trang web của nó.

Bây giờ câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để bạn cài đặt các file deb? Có nhiều cách cài đặt gói deb trên Ubuntu. Bài viết sẽ chỉ cho bạn từng cách một trong hướng dẫn này.

Cài đặt file .deb trên Ubuntu và các bản phân phối Linux dựa trên Debian

Bạn có thể chọn công cụ GUI hoặc công cụ dòng lệnh để cài đặt gói deb. Sự lựa chọn là của bạn.

Hãy tiếp tục và xem cách cài đặt file deb.

Phương pháp 1: Sử dụng Software Center mặc định

Phương pháp đơn giản nhất là sử dụng Software Center mặc định trong Ubuntu. Không có gì đặc biệt để làm ở đây. Chỉ cần chuyển đến thư mục mà bạn đã tải xuống file .deb (thường là thư mục Downloads) và nhấp đúp vào file.

Nhấp đúp vào file đã tải xuống

Nhấp đúp vào file .deb đã tải xuống để bắt đầu cài đặt

Software Center sẽ mở ra, nơi bạn sẽ thấy tùy chọn cài đặt phần mềm. Tất cả những gì bạn phải làm là nhấn vào nút Install và nhập mật khẩu đăng nhập.

Nhấn vào nút Install
Nhấn vào nút Install

Việc cài đặt file deb sẽ được thực hiện thông qua Software Center.

Phương pháp 2: Sử dụng ứng dụng Gdebi để cài đặt các gói deb có dependency

Một lần nữa, cuộc sống sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu mọi thứ luôn suôn sẻ. Nhưng không phải lúc nào cũng được như vậy.

Bây giờ, bạn đã biết file .deb có thể được cài đặt dễ dàng thông qua Software Center. Hãy nói về lỗi dependency mà bạn có thể gặp phải với một số gói.

Điều xảy ra là một chương trình có thể phụ thuộc vào một phần mềm khác (chẳng hạn như các library – thư viện). Khi nhà phát triển chuẩn bị gói deb cho bạn, họ có thể cho rằng hệ thống của bạn đã có phần mềm đó.

Nhưng nếu không phải như vậy và hệ thống của bạn không có những phần mềm bắt buộc đó, bạn sẽ gặp phải “lỗi dependency”.

Software Center không thể tự xử lý các lỗi như vậy nên bạn phải sử dụng một công cụ khác có tên là gdebi.

Gdebi là một ứng dụng GUI nhẹ với mục đích duy nhất là cài đặt các gói deb. Nó xác định các dependency và cố gắng cài đặt chúng cùng với các file .deb.

Gdebi là một ứng dụng GUI nhẹ với mục đích duy nhất là cài đặt các gói deb
Gdebi là một ứng dụng GUI nhẹ với mục đích duy nhất là cài đặt các gói deb

Bạn có thể cài đặt gdebi từ Software Center hoặc sử dụng lệnh bên dưới:

sudo apt install gdebi

Phương pháp 3: Cài đặt file .deb trong dòng lệnh bằng dpkg

Nếu muốn cài đặt gói deb trong dòng lệnh, bạn có thể sử dụng lệnh apt hoặc lệnh dpkg. Lệnh apt thực sự sử dụng lệnh dpkg bên dưới nó, nhưng apt phổ biến và dễ sử dụng hơn.

Nếu bạn muốn sử dụng lệnh apt cho các file deb, hãy sử dụng nó như sau:

sudo apt install path_to_deb_file

Nếu bạn muốn sử dụng lệnh dpkg để cài đặt gói deb, đây là cách thực hiện:

sudo dpkg -i path_to_deb_file

Trong cả hai lệnh, bạn nên thay thế path_to_deb_file bằng đường dẫn và tên của file deb mà bạn đã tải xuống.

Cài đặt file deb bằng lệnh dpkg trong Ubuntu
Cài đặt file deb bằng lệnh dpkg trong Ubuntu

Nếu gặp lỗi dependency trong khi cài đặt gói deb, bạn có thể sử dụng lệnh sau để sửa lỗi đó:

sudo apt install -f

TikTok siết chặt quản lý: cấm nội dung quảng cáo, bán hàng đa cấp

Với việc quản lý chặt chẽ nội dung, trong hướng dẫn nguyên tắc cộng đồng TikTok nêu rõ: “Chúng tôi không cho phép bất kỳ ai khai thác nền tảng của chúng tôi để lợi dụng lòng tin của người dùng và gây thiệt hại về tài chính hoặc cá nhân”.

TikTok sẽ quản lý chặt chẽ hơn đối với nội dung quảng cáo, bán hàng đa cấp. 

TikTok là một mạng xã hội phát triển nhanh nhất trên thế giới, nền tảng này cho phép người dùng tạo ra các video ngắn, chỉnh sửa chúng bằng âm nhạc và hiệu ứng đặc biệt. Lượng người tham gia sử dụng mạng xã hội này tăng một cách chóng mặt. Do đó, các đơn vị, công ty đa cấp tận dụng để quảng cáo sản phẩm của mình

Để ngăn chặn tình trạng này, người phát ngôn của TikTok cho biết sẽ có “nhiều biện pháp” thích hợp. Trước tiên TikTok sẽ xoá nội dung và tài khoản vi phạm nguyên tắc cộng đồng.

Nhiều người bán hàng đa cấp sử dụng Facebook và các trang mạng xã hội khác để tuyển dụng thành viên với những lời mời chào “không tưởng”: vốn ít, lãi nhiều. Một cuộc khảo sát năm 2018 diễn ra với kết quả nhận được là 73% người tham gia mạng lưới đa cấp bị mất tiền hoặc không kiếm được gì. Rõ ràng, người thiệt hại chính là người dùng nhẹ dạ cả tin.

5 lý do không nên mua WiFi repeater

Một lời khuyên chung cho những người dùng gia đình gặp vấn đề với vùng phủ sóng không dây là mua một repeater không dây, thường được gọi là extender hoặc booster. Đây là một thiết bị nhỏ có thể truyền tín hiệu WiFi đến các phần trong nhà, nơi có vùng phủ sóng kém hoặc không có tín hiệu.

WiFi repeater thường được coi là giải pháp nhanh chóng và rẻ tiền cho các vấn đề về vùng phủ sóng với mạng không dây. Nhưng rất có thể là một repeater không giải quyết được vấn đề và như vậy thật lãng phí tiền bạc.

Sau đây, Quantrimang sẽ cung cấp cho bạn 5 lý do chính đáng để tránh xa các repeater – và một số lời khuyên về những gì bạn có thể làm thay thế.

1. Repeater không dây thực sự không khuếch đại gì và có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn

Một repeater thông thường sử dụng công suất của router theo cách giống như bất kỳ thứ gì khác kết nối với mạng không dây. Nó không phải là một điểm truy cập độc lập. Tín hiệu không thực sự được tăng cường hoặc khuếch đại, nó được lặp lại (do đó thiết bị có tên là repeater).

Điều rất quan trọng là bản thân repeater phải đạt được vùng phủ sóng tốt nhất có thể từ router nơi nó được đặt. Nếu repeater của bạn không có đủ vùng phủ sóng, nó có thể khiến cho toàn bộ mạng WiFi trở nên tồi tệ hơn.

2. Thiết lập amplifier không dây thường phức tạp

Repeater thường sẽ có tên mạng (SSID) và mật khẩu riêng, khác với SSID của router và bất kỳ amplifier nào khác trong nhà, không được đồng bộ tự động khi SSID của thiết bị khác được cập nhật.

3. Repeater không dây thường phức tạp khi sử dụng

Bởi vì mỗi repeater thường có SSID riêng, mọi người sử dụng mạng phải quan tâm đến nhiều tên mạng và mật khẩu, cũng như chọn thủ công để di chuyển từ mạng này sang mạng khác.

Trong một ngôi nhà lớn với nhiều repeater, sẽ có rất nhiều thứ cần theo dõi. Ví dụ, bạn có thể ngừng kết nối với repeater nếu kết nối trực tiếp với router sẽ mang lại cho bạn hiệu suất tốt hơn.

Mạng mesh có tính năng client steering, band steering và SSID chung là một lựa chọn tốt hơn nhiều, vì sau đó mạng sẽ tự động đảm bảo rằng mỗi thiết bị kết nối với điểm truy cập và băng tần mang lại hiệu suất tốt nhất. Người dùng không cần phải suy nghĩ về điểm truy cập mà mỗi kết nối đi đến.

4. Repeater chỉ có 1 radio sẽ làm giảm nửa công suất

Nếu repeater của bạn chỉ có một wireless radio (phần phát tín hiệu không dây trong thiết bị), nó thường ở băng tần 2.4GHz. Sau đó, repeater sẽ sử dụng một nửa thời gian để giao tiếp với các client không dây (PC, điện thoại di động và những thiết bị khác) và nửa thời gian còn lại để chuyển tiếp lưu lượng đến router.

Điều này có nghĩa là công suất sẽ giảm đi một nửa, vì vậy bạn chỉ có thể gửi một nửa lượng dữ liệu, nếu giao tiếp trực tiếp với điểm truy cập ở cùng tốc độ.

Loại repeater này cũng sẽ yêu cầu tất cả các client kết nối với băng tần 2.4GHz, xảy ra rất nhiều hiện tượng nhiễu. Do đó, các client mới hỗ trợ chuẩn 802.11ac và băng tần 5GHz không thể tận dụng công nghệ mới hơn này.

5. Repeater 2 radio vẫn cung cấp một nửa công suất trong nhiều tình huống

Phần lớn các WiFi repeater mới chỉ chuyển tiếp tín hiệu ở tần số chúng nhận được. Nghĩa là, nếu PC hoặc thiết bị không dây khác giao tiếp với amplifier bằng băng tần 2.4GHz, amplifier cũng sẽ giao tiếp với router trên 2.4GHz, ngay khi cả repeater và router đều hỗ trợ 5GHz

Nếu repeater có thể giao tiếp với router trên băng tần 5GHz, nó sẽ đạt được nhiều dung lượng hơn và tiêu thụ ít thời gian phát sóng (airtime) hơn, đó là “thời gian đàm thoại” có sẵn trên mạng.

Nếu repeater giao tiếp với một thiết bị trên băng tần 5GHz, nhưng repeater lại không có đủ vùng phủ sóng từ router, nó cũng có thể trở thành một “quả táo cắn dở”. Sau đó, repeater tiêu thụ tất cả công suất và điều chỉnh hiệu suất cho tất cả các thiết bị khác trên mạng sử dụng 5GHz.

Repeater 2 radio vẫn cung cấp một nửa công suất trong nhiều tình huống, làm ảnh hưởng trải nghiệm duyệt web của bạn
Repeater 2 radio vẫn cung cấp một nửa công suất trong nhiều tình huống, làm ảnh hưởng trải nghiệm duyệt web của bạn

Đó là lý do tại sao có thể bạn đang ngồi ngay bên cạnh router với một chiếc laptop mới tinh, mà vẫn thấy Netflix không thể load.

Theo quantrimang.com

Cách dọn dẹp và khôi phục không gian trên ổ C Windows 10

Đối với hầu hết mọi người, ổ C là phần cốt lõi của PC, nơi hệ điều hành được cài đặt và lưu giữ tất cả các file hệ thống quan trọng. Chắc chắn, đây cũng là ổ dễ bị đầy nhất do các bản cập nhật Windows vô tận, những file đã tải xuống bị bạn lãng quên và thực tế là theo mặc định, mọi thứ đều được lưu vào ổ C.

Sau đây, Quantrimang sẽ hướng dẫn bạn cách dọn dẹp ổ C, khôi phục một số dung lượng và sau đó làm cho ổ này hoạt động tốt và nhanh chóng trở lại.

Xóa các file tạm thời theo cách thủ công

Dưới đây, bài viết sẽ chỉ cho bạn một số thủ thuật có thể tự động xóa các file tạm thời khác nhau, nhưng những phương pháp đó (như Storage Sense và Disk Clean-up) sẽ không hoàn thành công việc xóa các file tạm thời và có nhiều khả năng là hầu hết các file tạm thời làm hỏng ổ cứng sẽ vẫn còn trong thư mục Temp thêm một thời gian nữa.

Lưu ý:

Đảm bảo rằng bạn không chạy bất kỳ thứ gì khi xóa các file tạm thời theo cách thủ công. Nếu bạn xóa các file tạm thời liên quan đến ứng dụng hiện đang chạy, ứng dụng đó có thể bị lỗi và bạn có thể mất bất cứ thứ gì đang làm tại thời điểm đó.

Để tìm thư mục file tạm thời chính của bạn, thư mục mặc định là “C:\Users\Rob\AppData\Local\Temp” (hoặc bạn có thể nhấn Win + R, sau đó nhập %temp%).

Để xem thư mục Temp đang chiếm bao nhiêu dung lượng, hãy chọn mọi thứ trong đó bằng Ctrl + A, sau đó nhấp chuột phải vào file bất kỳ và nhấp vào Properties. Nếu bạn muốn tiếp tục xóa, hãy đảm bảo rằng mọi thứ được chọn bằng Ctrl + A, nhấp chuột phải, sau đó nhấp vào Delete.

Sử dụng Storage Sense

Windows 10 có một tính năng tiện dụng được gọi là Storage Sense, theo dõi không gian lưu trữ trên PC, sau đó chuyển sang dọn dẹp mọi thứ nếu bạn sắp hết dung lượng. Nó thực hiện những việc cơ bản như dọn dẹp Recycle Bin, xóa các file cũ trong thư mục Downloads và xóa các file tạm thời trên PC.

Sử dụng Storage Sense
Sử dụng Storage Sense

Quét các file lớn trên ổ cứng

Sử dụng Windows Explorer, bạn có thể quét toàn bộ ổ cứng của mình để tìm các file dựa trên dung lượng của chúng.

Quét các file lớn trên ổ cứng
Quét các file lớn trên ổ cứng

Gỡ cài đặt Windows Shovelware và ứng dụng “ngốn” dung lượng

Trong cửa sổ “Apps & Features” (bạn sẽ tìm thấy nó bằng cách nhấp chuột phải vào nút Start), bạn có thể sắp xếp danh sách theo “Size” để xem ứng dụng nào ngốn dung lượng lớn nhất. Bạn có thể ngạc nhiên trước kết quả và có thể muốn xóa ứng dụng nếu thấy phù hợp. Hãy nghĩ xem liệu bạn có thực sự cần tất cả các ứng dụng ngốn dung lượng đó hay không và xóa khi thích hợp.

Gỡ cài đặt Windows Shovelware và ứng dụng “ngốn” dung lượng
Gỡ cài đặt Windows Shovelware và ứng dụng “ngốn” dung lượng

Một điều khác có thể khiến bạn ngạc nhiên là bạn đang sở hữu các game như Bubble Witch 3 Saga và Minecraft, điều mà ngay từ đầu bạn chưa bao giờ muốn! Tuy nhiên, chỉ cần gỡ cài đặt chúng khỏi danh sách “Apps & Features” là không đủ và bạn cần phải xóa chúng bằng Powershell. Để thực hiện việc này, hãy đọc hướng dẫn về cách gỡ cài đặt các ứng dụng Windows được cài đặt sẵn.

Sử dụng tiện ích Disk Clean-Up

Có thể bạn đã biết về tiện ích Disk Clean-Up tích hợp sẵn của Windows nhưng chưa sử dụng nó. Đây là nơi đầu tiên cần tìm để giải phóng một số không gian. Để bắt đầu sử dụng nó, hãy khởi chạy Windows Explorer, nhấp chuột phải vào ổ C và chọn “Properties” từ danh sách.

Sử dụng tiện ích Disk Clean-Up
Sử dụng tiện ích Disk Clean-Up

Khi cửa sổ Properties mở ra, hãy nhấp vào “Disk Cleanup” để mở tiện ích. Tại đây, trong hộp “files to delete”, hãy chọn tất cả các hộp kiểm như System memory error dump files, Recycle Bin, Setup log files, v.v…

Khi bạn đã chọn tất cả các hộp kiểm mong muốn, hãy nhấp vào OK để giải phóng dung lượng ổ bị chiếm bởi các file ở trên. Dung lượng bạn giải phóng tùy thuộc vào mức độ bạn đã “bỏ bê” ổ C của mình.

Tắt chế độ ngủ đông

Chế độ ngủ đông (Hibernation) là một tính năng tiện dụng mà bạn có thể sử dụng để dễ dàng tắt máy tính trong khi vẫn lưu trạng thái hiện tại, để có thể tiếp tục công việc khi bật nguồn. Tuy nhiên, chế độ ngủ đông có thể chiếm một lượng lớn dung lượng ổ, vì nó dự trữ dung lượng trên ổ cứng bằng với lượng nội dung được lưu trong RAM. (Vì vậy, có khả năng, bạn càng có nhiều RAM thì càng sử dụng nhiều dung lượng ổ đĩa hơn).

Để tắt chế độ ngủ đông, hãy mở Windows Control Panel bằng cách nhấn Win + X và chọn “Control Panel” từ danh sách. Khi Control Panel được mở, hãy chọn Power Options.

2. Nhấp vào liên kết “Choose what the power buttons do” ở bên trái. Hành động này sẽ đưa bạn đến cửa sổ cài đặt hệ thống.

3. Nhấp vào “Change settings that are currently unavailable”. Hành động này sẽ kích hoạt tất cả các tùy chọn đã tắt.

4. Cuộn xuống và bỏ chọn hộp kiểm “Hibernate” để tắt chế độ ngủ đông trong Windows 10.

Bỏ chọn hộp kiểm “Hibernate” để tắt chế độ ngủ đông
Bỏ chọn hộp kiểm “Hibernate” để tắt chế độ ngủ đông

Xóa cache và cookie của trình duyệt

Các file Internet tạm thời như bộ nhớ cache của trình duyệt và cookie chiếm một ít dung lượng ổ C, vì vậy việc xóa các file tạm thời đó sẽ cấp cho bạn một số dung lượng trống. Tham khảo: Cách xóa cache và cookies trên Chrome, Firefox và Cốc Cốc để biết thêm chi tiết.

Xóa các file cập nhật Windows cũ, các bản cài đặt trước đó

Windows có xu hướng giữ các file hệ thống cũ (và hầu hết là dư thừa). Trong hầu hết mọi trường hợp, bạn có thể xóa các file này, đặc biệt nếu bạn đã cài đặt phiên bản Windows mới. Để làm điều này:

1. Mở Windows Explorer, nhấp chuột phải vào ổ C và chọn Properties.

2. Nhấp vào “Disk CleanUp”, sau đó trong cửa sổ mới nhấp vào “Clean up system files” để mở cửa sổ dọn dẹp ổ đĩa nâng cao.

3. Chọn hộp kiểm “Windows upgrade log files” và nếu bạn có bất kỳ thứ gì ở đó, hãy chọn hộp kiểm “Previous Windows installation(s)”.

Xóa các file cập nhật Windows cũ, các bản cài đặt trước đó
Xóa các file cập nhật Windows cũ, các bản cài đặt trước đó

Có các hộp kiểm khác ở đây, nhưng phần lớn chúng không sử dụng hết dung lượng và có thể để nguyên. Khi bạn đã sẵn sàng, hãy nhấp vào OK để dọn dẹp ổ cứng.

Tôi đã hack máy tính của nhà hàng xóm như thế nào?

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Tôi đã hack anh chàng này và rồi chúng tôi kết bạn với nhau. Tôi sẽ không chịu trách nhiệm về hậu quả nếu như bạn học theo tôi.

Lý do

Chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào tôi lại luôn nghĩ rằng anh chàng hàng xóm là một mật vụ, một nhân viên CIA hay thứ gì đó tương tự. Cái dáng đi của anh ta, cách anh ta nói chuyện và cư xử thật là giống với một mật vụ. Một đêm, tôi thấy anh ta vào gara và ở trong đó hàng giờ. 

Tôi biết anh ta có điều gì đó kỳ lạ và tôi cần bằng chứng để chứng minh rằng suy đoán của mình là đúng. Và tôi đã nảy ra ý tưởng là hack vào mạng và máy tính của gia đình anh ta.

Thiết lập

Nghĩ là làm, tôi bật máy tính lên và lục lọi bộ sưu tập CD hệ điều hành của mình. Sau một hồi thì tôi cũng đã cài xong Kali Linux. Mọi thứ đã sẵn sàng cho cuộc phưu lưu khám phá của tôi. Đột nhiên tôi nghĩ ra việc tối quan trọng đó là nhà tôi đang bị mất kết nối internet do nhà mạng gặp sự cố. Làm gì bây giờ? Tôi cần internet để truy cập Google và phân tích các thông tin.

Truy cập mạng WiFi

Vì không có internet nên tôi thay đổi chiến thuật và bước đầu tiên đó là xâm nhập vào mạng WiFi của anh chàng hàng xóm. Ngay sau khi thu thập thông tin, tôi phát hiện ra router nhà anh ta đang sử dụng bảo mật WEP.

WEP (Wired Equivalent Privacy) là một thuật toán bảo mật cho IEEE 802. Nó được phát triển với mục đích khắc phục các vấn đề về bảo mật dữ liệu với kết nối có dây truyền thống. Bằng cách mã hóa dữ liệu được truyền tải nó bảo vệ dữ liệu tốt hơn.

Thuật toán bảo mật WEP hoạt động bằng hai phương thức:

  • Xác thực hệ thống mở (OSA): Giúp bạn có quyền truy cập vào bất kỳ mạng WEP nào cũng như nhận được các tập tin không được mã hóa.
  • Xác thực khóa chia sẻ (SKA): Cho phép máy tính được trang bị modem không dây có thể truy cập vào bất kỳ mạng WEP nào và trao đổi cả dữ liệu được mã hóa và không mã hóa.

WEP có thể bị hack dễ dàng bằng một số công cụ đơn giản như aircrackng, được cài sẵn trong Kali Linux. Đây là một thuật toán bảo mật lạc hậu ở thời điểm hiện tại. Sau một tiếng sử dụng aircrackng tôi tìm ra mật khẩu WiFi nhà anh chàng kia là maria123456789.

Lưu ý: Tôi sẽ không chia sẻ các bước tôi thực hiện để lấy được mật khẩu.

Canh bạc tất tay

Bây giờ, máy tính của tôi là một phần trong mạng gia đình của anh ta. Tôi muốn biết anh ta có bao nhiêu thiết bị kết nối vào mạng. Tôi làm điều này bằng cách sử dụng lệnh nmap và các kỹ năng khác.

$ nmap 192.168.1.* 

Sử dụng “*” ở cuối địa chỉ IP sẽ cho tôi thấy mọi host, IP và các cổng mở đang online và kết nối với mạng của anh ta. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ thiết bị nào không kết nối với mạng WiFi nhà anh ta ở thời điểm này sẽ không được liệt kê. Vì thế, tôi cần phải xâm nhập sâu hơn nữa vào hệ thống.

Xem xét kỹ hơn các bản logs, tôi nhận ra router của anh ta bật ssh. Tôi đoán rằng anh ta có thể đã quản trị router với tư cách một người dùng nên tôi đã chạy câu lệnh sau trên máy của mình:

$ ssh admin@192.168.1.1
 The authenticity of host '192.168.1.1 (192.168.1.1)' can't be established.
 ECDSA key fingerprint is SHA256:**********************************************.
 Are you sure you want to continue connecting (yes/no/[fingerprint])? yes
 Warning: Permanently added '192.168.1.1' (ECDSA) to the list of known hosts.
 admin@192.168.1.1's password:********************************************
 *                 D-Link                   *
 *                                          *
 *      WARNING: Authorised Access Only     *
 ********************************************
         
 Welcome
 DLINK#

Tại thời điểm này, hệ thống yêu cầu tôi nhập mật khẩu cho admin@192.168.1.1. Sau khi làm nghề này nhiều năm, tôi sẽ đánh hơi được khi nào người dùng sử dụng cài đặt mặc định cho thiết bị mạng. Đây là điều rất hữu ích khi bạn muốn xâm nhập vào mạng của ai đó. Bạn có muốn biết mật khẩu cho router của anh ta là gì không? Tôi nghĩ rằng bạn cũng đoán ra rồi, nó là admin đấy, một mật khẩu mặc định.

Tiếp theo tôi chạy:

********************************************
 *                 D-Link                   *
 *                                          *
 *      WARNING: Authorised Access Only     *
 ********************************************
         
 WelcomeDLINK# show #press "Enter" twicealg           date-time     deviceinfo    dlna          driver-log
 dsl           dyndns        hosts         ip            nas
 phy-interface ppp           qos           sntp          system
 upnp          version       wifi-channel  wireless      DLINK#

Sau vài phút, router của anh ta đã cung cấp cho tôi mọi thông tin về các thiết bị từng kết nối với mạng của anh ta và nhiều thứ khác mà tôi cần tìm hiểu. Ngoài ra, tôi đã thử dùng ssh để hack vào một trong những máy tính của anh ta. Sau vài giờ lục lọi, tôi không thấy thứ mình muốn tìm. Lịch sử tìm kiếm của anh ta chủ yếu là về trồng cây và vườn tược. Lúc này, tôi nhận ra mình có hơi hoang tưởng, anh ta có gì đáng ngờ đâu.

Sẽ rất nguy hiểm nếu các router sử dụng mật khẩu admin mặc định
Sẽ rất nguy hiểm nếu các router sử dụng mật khẩu admin mặc định

Cái kết có hậu

Nhận ra rằng hàng xóm của mình chả có gì đáng ngờ, tôi sang làm quen và kể cho anh ta biết những gì tôi vừa làm. Thay vì nổi điên, anh ta ngạc nhiên khi biết tôi vừa xâm phạm nghiêm trọng vào quyền riêng tư của anh ta. Sau vài phút nói chuyện, anh ta dành cho tôi một “Phần thưởng” và nhờ tôi hỗ trợ nâng cấp bảo mật mạng. Tôi đồng ý giúp anh ấy và chúng tôi đã sống hạnh phúc mãi mãi về sau.

Các kiểu tấn công cơ bản

  • Man-in-the-middle: Trong kiểu tấn công này, hacker chặn luồng giao tiếp giữa hai cá nhân để đánh cắp dữ liệu
  • Tấn công từ chối dịch vụ (DDoS): Hacker dùng các thiết bị bị hack truy cập ồ ạt vào một mạng khiến nó bị quá tải lưu lượng truy cập. DDoS sẽ khiến mạng bị tấn công không thể truy cập được và bị sập
  • Sniffing: Đây là phương thức tấn công theo kiểu chặn các gói dữ liệu khi chúng được truyền qua mạng

Hiểu rõ về các phương thức tấn công sẽ giúp bạn biết cách xâm nhập vào mạng và bảo vệ chính bản thân mình.

Theo quantrimang.com

Đây là phiên bản Windows 10 được sử dụng phổ biến nhất thế giới

Như vậy theo đúng lộ trình đề sẵn, Microsoft đã chính thức phát hành bản cập nhật Windows 10 October 2020 Update (Windows 10 20H2) vào cuối tháng 10 vừa qua. Đây là bản cập nhật lớn thứ hai trong năm nay, mang đến hàng loạt cải tiến và một số tính năng mới giúp tăng cường tối đa tính ổn định cho hệ thống cũng như góp phần nâng cao trải nghiệm tổng thể của người dùng.

Sau hơn một tháng October 2020 Update ra mắt, AdDuplex cũng vừa đưa ra báo cáo định kỳ về thực trạng sử dụng Windows 10 trên các hệ thống PC và thiết bị Surface toàn cầu tính đến hết ngày 25/11/2020. Như thường lệ, dữ liệu được thống kê dựa trên hơn 5.000 ứng dụng Microsoft Store sử dụng AdDuplex SDK v.2 trở lên, và kết quả thu được như sau:

Như vậy chỉ sau thời gian ngắn phát hành chính thức, October 2020 Update đã không phụ sự kỳ vọng của Microsoft khi trở thành phiên bản Windows 10 đạt mức tăng trưởng lớn nhất trong tháng 11. Phiên bản 20H2 hiện đã được cài đặt trên 8,8% PC Windows 10, tăng mạnh từ mức 1,7% tại thời điểm cuối tháng 10. Con số này dự kiến sẽ còn tăng nhanh trong thời gian tới khi bản cập nhật tiếp tục được cài đặt ổn định trên nhiều hệ thống Windows 10 trên toàn cầu. Ngoài ra, Microsoft sẽ vẫn phát hành Windows 10 October 2020 theo từng đợt nhỏ. Điều này giúp họ dễ dàng kiểm soát, khắc phục nếu như có lỗi xảy ra.

Windows 10 May 2020 Update (20H1), bản cập nhật tính năng lớn nhất trong năm 2020, vẫn đang là phiên bản Windows 10 được sử dụng phổ biến nhất, nhưng với 37,6% thị phần, giảm nhẹ so với mức 37,7% trong tháng 10.

Một thay đổi thú vị trong tháng này nằm ở Windows 10 1909 (bản cập nhật November 2019 Update). Thị phần của phiên bản này đã bất ngờ tăng từ mức 32,4% trong tháng 10 lên 36,4% ở tháng 11, mặc dù đã ra mắt chính thức hơn một năm. Điều này có lẽ là bởi Microsoft đã bắt đầu nâng cấp người dùng từ phiên bản 1903 lên phiên bản 1909 một cách tự động, thay vì “đẩy” thẳng họ lên phiên bản mới nhất. 1909 là bản cập nhật tính năng lớn thứ hai của Windows 10 trong năm 2019, tập trung cải tiến những tính năng đã có trong bản cập nhật 1903 cũng như nâng cao hiệu suất tổng thể cho hệ thống, và được người dùng đánh giá cao kể từ khi ra mắt.

Thị phần Windows 10 1903 (May 2019 Update), bản cập nhật tính năng lớn đầu tiên của hệ điều hành trong năm 2019, tiếp tục chức kiến sự sụt giảm mạnh mẽ , từ 22% tỷ lệ sử dụng trong tháng 10 xuống chỉ còn 10,2% trong tháng này.

Các phiên bản cũ hơn của Windows 10, cũng như tỷ lệ người dùng Windows Insiders hầu như không thay đổi trong giai đoạn này. Một số trường hợp tăng nhẹ, nhưng không nhiều.

Kể từ khi Microsoft thay đổi cách thức hoạt động của Windows Update – không còn buộc người dùng phải cài đặt bản cập nhật – các bản phát hành mới mất nhiều thời gian hơn để tăng thị phần và câu chuyện không khác với phiên bản 20H2. Bản cập nhật mới này sẽ tiếp tục được triển khai từ từ và nhiều khả năng chúng ta sẽ không thấy nhiều thay đổi lớn cho đến tháng 5 năm 2021, khi phiên bản 1909 ngừng hỗ trợ và người dùng bắt đầu được nâng cấp tự động.

Thường xuyên ăn ớt có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tử vong do các bệnh lý nguy hiểm ở người?

Những người thường xuyên ăn ớt có thể sống khỏe hơn, và loại thực phẩm này giúp giảm đáng kể nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch hoặc ung thư – Đây là kết quả của một nghiên cứu sơ bộ đã được trình bày tại Phiên họp Khoa học thường niên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ năm 2020.

Không ít nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng ăn ớt có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư và điều chỉnh lượng glucose trong máu. Tất cả những lợi ích này là nhờ tác dụng “thần kỳ” từ capsaicin – chất làm cho ớt có vị cay đặc trưng từ nhẹ đến đậm. Tuy nhiên, chưa có bất cứ nghiên cứu chuyên sâu nào có thể đưa ra được con số ước lượng chính xác về tác dụng thực sự của ớt đỏ trong khả năng phòng ngừa cũng như hạn chế một số bệnh lý nguy hiểm ở người.

Để tìm kiếm câu trả lời, các nhà nghiên cứu đến từ Phòng khám Cleveland thuộc bang Ohio (Hoa Kỳ) đã xem xét hồ sơ sức khỏe và chế độ ăn uống của hơn 570.000 cá nhân ở Hoa Kỳ, Ý, Trung Quốc và Iran. Đây đều là những người đã từng tham gia vào hàng loạt nghiên cứu trong quá khứ về mối liên hệ của ớt với sức khỏe con người. Dữ liệu sau đó được sử dụng để so sánh với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn ớt. Kết quả phân tích cho thấy những người thường xuyên ăn ớt có:

  • Tỷ lệ tử vong do tim mạch ít hơn 26%
  • Tỷ lệ tử vong do ung thư giảm 23%
  • Tỷ lệ tử vong do các nguyên nhân bệnh lý khác giảm tương đối 25%

Nói về kết quả nghiên cứu này, giáo sư Penny Kris-Etherton, Chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng học tại Đại học bang Pennsylvania cho biết capsaicin chính là loại “thần dược” tự nhiên giúp ngăn chặn hiệu quả sự phát triển của tế bào ung thư và chống oxy hóa, qua đó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong do ung thư cũng như tất cả các nguyên nhân bệnh lý phổ biến khác như cao huyết áp, tiểu đường… Ngoài ra, loại chất này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chất béo hình thành trong máu, điều chỉnh lưu lượng máu ở mạch vành đồng thời nó có khả năng chống khuẩn, tác động tích cực đến hệ thống vi khuẩn trong đường ruột. Đó là còn chưa kể đến việc trong ớt đỏ còn rất giàu kali, chất xơ và vitamin A, B6 và E, và những chất có lợi cho huyết áp khác.

“Nghiên cứu của chúng tôi đã một lần nữa củng cố cho kết quả của các nghiên cứu trước đây, cho rằng việc tiêu thụ ớt thường xuyên có thể giảm nguy cơ tổng thể của nhiều loại bệnh phổ biến, trong đó có tim mạch và ung thư” bác sĩ Bo Xu, trưởng khoa tim mạch Phòng khám Cleveland, tác giả chính của nghiên cứu, nhận định. “Tuy nhiên, lý do và cơ chế chính xác có thể giải thích cho phát hiện của chúng tôi hiện vẫn chưa thực sự được chỉ rõ. Do đó, không thể kết luận rằng ăn nhiều ớt có thể kéo dài tuổi thọ. Sẽ cần phải có thêm những nghiên cứu chuyên sâu khác trong tương lai để làm rõ luận điểm trên”.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng lưu ý rằng số lượng và loại ớt tiêu thụ có thể mang đến khác biệt, do đó rất khó để đưa ra kết luận chính xác về mức độ, tần suất và loại ớt có thể mang đến lợi ích sức khỏe tối ưu nhất. Đồng thời, ăn quá nhiều ớt cay cũng có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và cảm giác nóng rát ở đường tiêu hóa.

PC Windows 10 sẽ có thể chạy ứng dụng Android gốc vào năm tới?

Nhiều người tin rằng sự nghèo nàn đến mức khó chấp nhận của hệ sinh thái ứng dụng là nguyên nhân chính chịu trách nhiệm cho có chết của Windows Phone – một trong trong những thất bại nặng nề và cay đắng nhất xuyên suốt lịch sử phát triển của Microsoft tính đến thời điểm hiện tại.

Trên thực tế, Microsoft cũng đã rất cố gắng giải quyết vấn đề trên bằng một vài giải pháp khá thông minh, bao gồm việc cho phép các nhà phát triển tạo ứng dụng Windows Phone bằng cách sử dụng lại chính mã Android mà họ đang có. Tuy nhiên, điểm chung là không có giải pháp nào thực sự mang lại lợi ích đáng kể cho gã khổng lồ phần mềm.

Khi nói đến số lượng ứng dụng thực sự chất lượng, hệ sinh thái Windows 10 của Microsoft trên thực tế cũng không phải là nền tảng được đánh giá cao. Và để không đi vào vết xe đổ của Windows Phone, công ty Redmond đang ấp ủ một kế hoạch cực kỳ tham vọng, có nhiều điểm tương đồng với dự án Project Astoria trước đây.

Theo tiết lộ của cây bút Zac Bowden, người nổi tiếng với những nhận định vô cùng chính xác về các sản phẩm, chính sách của Microsoft, gã khổng lồ phần mềm đang nghiêm túc nghiên cứu một giải pháp cho phép người dùng Windows 10 có thể sử dụng trực tiếp các ứng dụng Android trên PC của họ mà không cần thêm bất cứ sự can thiệp phần cứng hoặc phần mềm bên thứ ba nào. Zac cho biết giải pháp này hiện đã bước vào các giai đoạn phát triển, thử nghiệm nâng cao và hoàn toàn có thể được giới thiệu chính thức trong năm 2021. Tuy nhiên, thông tin chi tiết hơn về dự án này vẫn chưa được tiết lộ cụ thể.

Không loại trừ khả năng Microsoft đang tìm cách đưa các ứng dụng Android lên Microsoft Store trên Windows 10. Nếu được thực hiện, điều này có thể giúp giảm bớt đáng kể tình trạng khan ứng dụng trên nền tảng Windows.

Windows Central cũng báo cáo rằng tính năng này có thể được giới thiệu vào năm sau, nhưng có rất ít thông tin chi tiết để chia sẻ. Chẳng hạn, việc Microsoft sẽ giải quyết các vấn đề tương thích như thế nào vẫn chưa rõ. Ngoài ra để cung cấp khả năng tương thích với ứng dụng Android gốc, Microsoft có thể phải tìm một số phương thức hỗ trợ Google Play Services.

Khả năng sử dụng các ứng dụng Android trên PC Windows 10 là điều mà có lẽ tất cả chúng ta đều đã từng nghe qua. Về cơ bản, ứng dụng Android sẽ không chạy trực tiếp trên máy tính Windows 10, mà được chiếu từ smartphone tới Windows 10 thông qua ứng dụng Your Phone. Đặc biệt, nếu đang sử dụng điện thoại Samsung Galaxy tầm trung hoặc cao cấp, bạn hoàn toàn có thể khởi chạy trực tiếp các ứng dụng Android trên PC của mình thông qua một số tính năng được phát triển từ mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Microsoft với Samsung. Tuy nhiên không phải ai cũng sử dụng smartphone Samsung, và đồng thời không phải tất cả ứng dụng Android nào cũng đều tương thích. Một số ứng dụng sẽ chỉ hiển thị màn hình màu đen khi khởi chạy, một số lại chỉ có thể phát ra âm thanh từ smartphone chứ không thể truyền âm thanh tới máy tính Windows 10.

Toàn bộ những nhược điểm trên là điều mà Microsoft muốn giải quyết thông qua khả năng hỗ trợ ứng dụng Android gốc, đầy đủ trên nền tảng Windows 10. Hãy cùng chờ đợi những thông báo chính thức từ Redmond trong thời gian tới.

Apple xin cấp bằng sáng chế cho mẫu iPhone với màn hình ‘tự phục hồi’ sau khi bị xước

Một đơn xin cấp bằng sáng chế của Apple mới được công bố gần đây đã tiết lộ ý tưởng về một chiếc điện thoại thông minh màn hình gập sở hữu tấm nền vô cùng độc đáo, có thể “tự phục hồi” đối với các vết lõm hoặc chầy xước gây ra trong quá trình sử dụng, mà hoàn toàn không cần đến sự can thiệp thủ công từ phía người dùng.

Có tên “Electronic Devices With Flexible Display Cover Layers” (tạm dịch: Thiết bị điện tử có lớp phủ màn hình linh hoạt), bằng sáng chế của Apple đề cập đến khả năng tự phục hồi của thiết bị màn hình gập (về lý thuyết) có thể tự động kích hoạt, và quá trình này sẽ diễn ra nhờ vào các tác động từ môi trường bên ngoài như nhiệt, ánh sáng, dòng điện. Nói cách khác, thiết bị sẽ sử dụng nhiệt, ánh sáng hoặc dòng điện được cung cấp từ bên ngoài để kích hoạt cơ chế tự phục hồi của lớp bảo vệ phía trên màn hình. Tuy nhiên, Apple vẫn chưa đề cập đến việc quá trình tự phục hồi này sẽ hoạt động như thế nào.

Ngoài ra, đơn xin cấp bằng sáng chế cũng cho biết phần màn hình của thiết bị giả định nhiều khả năng sẽ bao gồm một lớp vật chất đàn hồi có thể tự mất đi và lấy lại hình dạng một cách linh hoạt theo cơ chế gập mở của thiết bị. Về lý thuyết, cách làm này cũng sẽ giúp cho tấm nền trở nên bền hơn khi gấp mở nhiều lần.

Trên thực tế, nhiều nhà sản xuất smartphone lớn, chẳng hạn như Huawei, Samsung hay Motorola, cũng đã cho ra mắt hàng loạt các mẫu smartphone màn hình gập khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, độ bền của tấm nền vẫn là thứ khiến người dùng lăn tăn nhất trước khi chọn mua sản phẩm. Sáng kiến sử dụng lớp phủ tự phục hồi do Apple đề xuất sẽ tạo thêm một điểm nhấn độc đáo cho các thiết bị màn hình gập, và thậm chí có thể khắc phục triệt để những hoài nghi về độ bền.

iPhone màn hình gập (ý tưởng)
iPhone màn hình gập (ý tưởng)

Không có dấu hiệu nào cho thấy Apple sẽ sớm tung ra một sản phẩm được phát triển dựa trên bằng sáng chế mới này, nhưng điện thoại màn hình gập là thứ mà Táo Khuyết đã không ít lần đề cập đến nhiều năm qua. Chúng được dự báo sẽ trở thành xu hướng lớn tiếp theo trong thế giới di động, và thật khó để Apple đứng ngoài “miếng bánh” này.