Cách kiểm tra các cổng đang sử dụng trong Windows 10

Tại bất kỳ thời điểm nào, có cả đống thông tin được gửi giữa PC chạy Windows 10 của bạn và Internet. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một quy trình trong đó các tiến trình phụ thuộc vào mạng tìm kiếm những cổng TCP và UDP mà qua đó chúng giao tiếp với Internet.

Trong hầu hết mọi trường hợp, Windows 10 biết cách quản lý các cổng và đảm bảo rằng lưu lượng truy cập đang được chuyển hướng qua những cổng phù hợp để các tiến trình đó có thể kết nối với những gì chúng cần.

Nhưng đôi khi hai tiến trình có thể được chỉ định cho một cổng hoặc bạn muốn hình dung rõ hơn về lưu lượng mạng, cũng như những gì đang vào và ra khỏi mạng của mình. Đó là lý do tại sao Quantrimang quyết định thực hiện hướng dẫn này. Bài viết sẽ chỉ cho bạn cách xem tổng quan về các cổng và tìm ra ứng dụng nào đang sử dụng cổng nào.

Phương thức Command Prompt

Có lẽ cách đơn giản nhất để xem cổng nào được sử dụng bởi tiến trình nào là sử dụng Command Prompt đáng tin cậy.

Nhấp vào nút Start, nhập cmd, sau đó nhấp chuột phải vào “Command Prompt” khi nó hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Nhấp vào “Run as administrator”.

Khi bạn đang ở trong Command Prompt với quyền admin, hãy nhập lệnh sau:

netstat -ab

Điều này sẽ liên tục đưa ra một danh sách các cổng có lẽ khá dài, cùng với các tiến trình Windows đang sử dụng chúng. (Bạn có thể nhấn Ctrl + A, rồi Ctrl + C để sao chép tất cả thông tin vào clipboard). Trên một PC trung bình sẽ có hai địa chỉ IP cục bộ chính chứa các cổng trên PC.

Đầu tiên, trong trường hợp ví dụ, là “127.0.0.1”. Địa chỉ IP này còn được gọi là “localhost” hoặc “loopback address” và bất kỳ tiến trình nào lắng nghe các cổng ở đây đều giao tiếp nội bộ trên mạng cục bộ mà không cần sử dụng bất kỳ interface mạng nào. Cổng thực tế là số bạn nhìn thấy sau dấu hai chấm.

Cổng thực tế là số bạn nhìn thấy sau dấu hai chấm
Cổng thực tế là số bạn nhìn thấy sau dấu hai chấm

Phần lớn các tiến trình của bạn có thể sẽ lắng nghe những cổng có tiền tố là “192.168.xxx.xxx”, chính là địa chỉ IP của bạn. Điều này có nghĩa là các tiến trình bạn thấy được liệt kê ở đây đang lắng nghe những liên lạc từ các địa điểm Internet từ xa (chẳng hạn như các trang web). Một lần nữa, số cổng là số sau dấu hai chấm.

Phần lớn các tiến trình sẽ lắng nghe những cổng có tiền tố là “192.168.xxx.xxx”
Phần lớn các tiến trình sẽ lắng nghe những cổng có tiền tố là “192.168.xxx.xxx”

TCPView

Nếu không thấy phiền khi cài đặt ứng dụng của bên thứ ba và muốn kiểm soát nhiều hơn những gì đang diễn ra với tất cả các cổng của mình, bạn có thể sử dụng một ứng dụng gọn nhẹ có tên TCPView. Công cụ này ngay lập tức đưa ra danh sách các tiến trình và những cổng liên quan của chúng.

Danh sách các tiến trình và những cổng liên quan
Danh sách các tiến trình và những cổng liên quan

Điều làm cho công cụ này tốt hơn so với Command Prompt là bạn có thể chủ động thấy các cổng mở, đóng và gửi gói tin. Chỉ cần chú ý đến các điểm highlight màu xanh lá cây, đỏ và vàng. Bạn cũng có thể sắp xếp lại danh sách bằng cách nhấp vào tiêu đề cột, giúp dễ dàng tìm thấy tiến trình bạn muốn hoặc tìm hai tiến trình riêng biệt cạnh tranh cho cùng một cổng.

Nếu bạn tìm thấy một tiến trình hoặc kết nối muốn đóng, chỉ cần nhấp chuột phải vào tiến trình đó. Sau đó, bạn có thể chọn “End process”, chức năng này giống hệt như chức năng trong trình quản lý tác vụ Windows. Hoặc bạn có thể nhấp vào “Close Connection” để để quá trình mở nhưng ngăn nó nghe trên một cổng nhất định.

Đóng hoặc ngắt kết nối tiến trình
Đóng hoặc ngắt kết nối tiến trình

Cách ghim tệp hoặc thư mục vào ‘taskbar’ của Chromebook

Nhìn chung, người dùng Chromebook thường có xu hướng dành phần lớn thời gian sử dụng cho các dịch vụ đám mây. Nhưng thỉnh thoảng, chúng ta vẫn cần phải truy cập vào các thư mục hoặc tệp cục bộ trên hệ thống.

Chrome OS hiện sở hữu một tính năng “ẩn”, cho phép bạn ghim các tệp cũng như thư mục cục bộ ngay trên thanh tác vụ phía cạnh dưới màn hình, còn được gọi là taskbar hay đúng hơn là “Shelf” trên Chromebook. Tính năng này có tên “Holding Space”, về cơ bản sẽ giúp bạn truy cập nhanh thư mục hoặc tệp cục bộ khi cần chỉ với một cú nhấp chuột.

Tại thời điểm viết bài, tính năng “Holding Space” chỉ khả dụng dưới dạng flag thử nghiệm và tùy chọn của Google Chrome.

(Lưu ý: Google thường ẩn tính năng sắp ra mắt chính thức dưới dạng các “flag” vì chúng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và chưa sẵn sàng để phát hành công khai. Mặc dù hầu hết các flag đều an toàn để dùng thử, nhưng cũng không loại trừ khả năng một vài trong số chúng có thể tác động tiêu cực đến hiệu suất trình duyệt của bạn. Đối với tính năng Holding Space này, quá trình thử nghiệm cho thấy việc kích hoạt và sử dụng nó không gây ra bất cứ “tác dụng phụ” nào trên hệ thống).

Để sử dụng Holding Space trên chiếc Chromebook của mình, trước tiên bạn cần kích hoạt flag tương ứng trên Chrome.

Mở Chrome, nhập từ khóa chrome://flags/#enable-holding-space vào thanh địa chỉ của trình duyệt và nhấn enter.

Nhập từ khóa mở flag

Lập tức bạn sẽ nhìn thấy flag tương ứng hiện ra như hình minh họa phía dưới. Nhấp vào menu thả xuống bên phải và chọn “Enabled”.

Chọn “Enabled”

Tiếp theo, nhấn vào nút “Restart” ở cuối màn hình để áp dụng flag.

Nhấn vào nút “Restart”

Sau khi trình duyệt web Chrome khởi động lại, bạn sẽ thấy một nút mới có biểu tượng giống như ngăn xếp ở góc dưới bên phải màn hình Chromebook của mình.

Biểu tượng Holding Space

Theo mặc định, “Holding Space” cho phép bạn nhanh chóng truy cập vào ảnh chụp màn hình và tệp đã tải xuống gần đây nhất.

Ảnh chụp màn hình và tệp đã tải xuống gần đây nhất

Để ghim một tệp hoặc một thư mục tùy ý, hãy mở ứng dụng “Files” trên Chromebook và truy cập đến vị trí tệp mà bạn muốn mở. (Điều này cũng sẽ áp dụng với Play Store và phân vùng Linux trên Chromebook của bạn).

Nhấp chuột phải vào tệp hoặc thư mục và chọn “Pin to Shelf” từ menu thả xuống.

Chọn “Pin to Shelf”

Nhấp lại vào biểu tượng Holding Space trên Shelf để xem các mục mới được ghim của bạn, thường sẽ xuất hiện ở trên cùng.

Mục mới được ghim

Để bỏ ghim bất kỳ thứ gì khỏi Holding Space, bạn chỉ cần di con trỏ chuột qua tệp hoặc thư mục và nhấp lại vào biểu tượng ghim.

Bỏ ghim

4 mẹo tốt nhất để bảo vệ server

Bảo vệ server (máy chủ) là một trong những mối quan tâm lớn nhất đối với các nhóm bảo mật hiện nay. Khả năng bảo vệ yếu có thể mở ra cánh cửa cho những kẻ tấn công truy cập trái phép vào máy chủ thông qua một số loại phần mềm độc hại. Ngày nay tội phạm mạng đang hung hãn hơn bao giờ hết. Hãy thiết lập bảo vệ máy chủ bằng các bước cơ bản sau để ngăn những kẻ tấn công nhé!

SSH key: Yếu tố phải có để bảo vệ máy chủ

Còn được gọi là Secure Shell, các SSH key là một giao thức mạng mật mã. Các SSH key cung cấp mức độ bảo mật cao hơn so với mật khẩu thông thường.

Điều này là do các SSH key có thể chống lại một cuộc tấn công Brute Force tốt hơn nhiều. Tại sao ư? Vì nó gần như không thể giải mã được. Ngược lại, một mật khẩu thông thường có thể bị bẻ khóa bất cứ lúc nào.

Khi các SSH key được tạo, có hai loại key là private key và public key. Private key được quản trị viên lưu, trong khi public key có thể được chia sẻ với những người dùng khác.

Không giống như mật khẩu truyền thống trên máy chủ, SSH key có một chuỗi dài các bit hoặc ký tự. Để bẻ khóa chúng, kẻ tấn công sẽ mất một khoảng thời gian cố gắng giải mã quyền truy cập bằng cách thử những kết hợp khác nhau. Điều này xảy ra vì các key (public và private) phải khớp để mở khóa hệ thống.

Thiết lập tường lửa

tường lửa là một trong những biện pháp cơ bản để đảm bảo bảo vệ máy chủ. Tường lửa là điều cần thiết vì nó kiểm soát lưu lượng đến và đi dựa trên một loạt các tham số bảo mật.

Các tham số bảo mật này được áp dụng tùy theo loại tường lửa mà bạn sử dụng. Có 3 loại tường lửa dựa theo công nghệ của chúng: Tường lửa lọc gói, lọc proxy và tường lửa trạng thái. Mỗi service này cung cấp một cách khác nhau để truy cập vào máy chủ.

Ví dụ, tường lửa có khả năng lọc là một trong những cơ chế đơn giản nhất để bảo vệ máy chủ. Về cơ bản, nó kiểm tra địa chỉ IP, nguồn cổng, địa chỉ IP đích, cổng đích và loại giao thức: IP, TCP, UDP, ICMP. Sau đó, so sánh thông tin này với các thông số truy cập được chỉ định và nếu chúng khớp, quyền truy cập vào máy chủ được cho phép.

Một bộ lọc proxy được đặt làm trung gian giữa hai bên giao tiếp. Ví dụ, một máy tính khách yêu cầu quyền truy cập vào một trang web. Client này phải tạo một phiên với proxy server để xác thực và kiểm tra quyền truy cập của người dùng vào Internet trước khi tạo phiên thứ hai để truy cập trang web.

Về tường lửa trạng thái, nó kết hợp công nghệ của proxy và bộ lọc gói. Trên thực tế, nó là tường lửa được sử dụng nhiều nhất để bảo vệ máy chủ, vì nó cho phép áp dụng các quy tắc bảo mật bằng cách sử dụng tường lửa UFC, nftables và tường lửa CSF.

Tóm lại, sử dụng tường lửa làm công cụ bảo vệ máy chủ sẽ giúp bạn bảo vệ nội dung, xác thực quyền truy cập và kiểm soát lưu lượng truy cập đến và đi thông qua các tham số bảo mật được thiết lập trước.

Thiết lập VPN

Thiết lập VPN (mạng riêng ảo) là điều cần thiết để truy cập thông tin của các máy chủ từ xa theo các thông số bảo mật của mạng riêng. Nói một cách cơ bản, VPN hoạt động giống như một cáp ảo giữa máy tính và máy chủ.

Cáp ảo này tạo ra một tunnel để thông tin được mã hóa đi qua. Bằng cách này, thông tin trao đổi giữa máy chủ và máy tính được ủy quyền sẽ được bảo vệ khỏi bất kỳ sự xâm nhập nào.

VPN tạo các giao thức bảo mật để lọc dữ liệu đi và đến
VPN tạo các giao thức bảo mật để lọc dữ liệu đi và đến

Tính năng bảo vệ máy chủ được củng cố bởi VPN, vì nó kiểm soát quyền truy cập vào các cổng cụ thể thông qua mạng riêng. Điều này có nghĩa là quyền truy cập công khai vào máy chủ vẫn bị chặn và chỉ những người dùng có quyền truy cập vào mạng riêng mới có thể trao đổi thông tin với máy chủ.

Tóm lại, VPN cung cấp các giao thức bảo mật để bảo vệ thông tin đi qua máy chủ và tạo kết nối bảo mật thông qua khả năng mã hóa dữ liệu.

Mã hóa bằng SSL và TLS

Mã hóa SSL và TSL là một giải pháp thay thế nếu bạn không muốn sử dụng VPN tunnel. SSL (Secure Sockets Layer) là một chứng chỉ kỹ thuật số để bảo vệ việc truyền thông tin.

Mặt khác, TSL (Transport Layer Security) là thế hệ thứ hai sau SSL. TLS thiết lập một môi trường bảo mật giữa người dùng và máy chủ để trao đổi thông tin. Nó thực hiện điều này bằng cách sử dụng các giao thức HTTP, POP3, IMAP, SMTP, NNTP và SSH.

Khi sử dụng SSL và TSL thông qua KPI (Public Key Infrastructure), bạn có thể tạo, quản lý và xác thực chứng chỉ. Bạn cũng có thể xác định hệ thống với những người dùng cụ thể để mã hóa giao tiếp.

Nói cách khác, khi bạn thiết lập chứng chỉ ủy quyền, bạn có thể theo dõi danh tính của từng người dùng được kết nối với mạng riêng của mình và mã hóa lưu lượng truy cập của họ để ngăn chặn việc quá trình giao tiếp bị tấn công và tăng cường bảo vệ máy chủ của bạn.

Cách bỏ lưu trữ tin nhắn Messenger

Khi thực hiện xóa tin nhắn Messenger bạn sẽ có thêm tùy chọn lưu trữ tin nhắn Messenger, trong trường hợp người dùng muốn ẩn tin nhắn Messenger nhưng không muốn xóa vĩnh viễn tin nhắn Messenger. Khi tin nhắn Messenger được lưu trữ thì bạn sẽ không đọc được tin nhắn mà đối phương gửi đến, trừ khi chính bạn tìm và trả lời vào tin nhắn đó. Vậy làm sao để bỏ lưu trữ tin nhắn Messenger? Để lấy lại tin nhắn lưu trữ trên Messenger rất đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc bỏ tin nhắn Messenger đã lưu trữ.

Hướng dẫn bỏ lưu trữ tin nhắn Messenger điện thoại

Để lưu trữ tin nhắn Messeger thì bạn chỉ cần nhấn và giữ vào tin nhắn muốn ẩn đi rồi chọn Lưu trữ là xong. Ngay lập tức chúng ta sẽ không nhìn thấy tin nhắn đó hiển thị trên giao diện Chat Messenger nữa.

Lưu trữ tin nhắn
Ẩn tin nhắn

Bước 1:

Tại giao diện nhắn tin Messenger, bạn nhập tên tài khoản Messenger đã ẩn đoạn chat đi. Sau đó hiển thị tên tài khoản bên dưới rồi nhấn chọn vào tên tài khoản đó.

Nhập tên tài khoản

Bước 2:

Hiển thị giao diện nhắn tin, bạn cần phải nhắn tin trước với người đó rồi gửi biểu tượng send như bình thường.

Nhắn tin hiện đoạn chat

Ngay lập tức đoạn tin nhắn sẽ hiển thị lại trong giao diện nhắn tin như bình thường.

Hiện lại tin nhắn

Cách lấy lại tin nhắn lưu trữ trên Messenger PC

Để lưu trữ tin nhắn trên Messenger PC, bạn cần phải truy cập vào trang web Messenger.com hoặc mở Messenger từ tin nhắn Facebook.

Sau đó nhấn vào biểu tượng 3 dấu chấm tại tin nhắn và chọn Ẩn đoạn chat. Ngay sau đó đoạn chat cũng không còn hiển thị.

Ẩn đoạn chat

Bước 1:

Tại giao diện Messenger bạn nhập tên tài khoản muốn bỏ lưu trữ tin nhắn.

Tìm tên tài khoản

Bước 2:

Hiển thị khung nhắn tin, bạn nhập tin nhắn rồi gửi cho họ như bình thường.

Nhập tin nhắn Messenger

Sau đó bạn tải lại giao diện Messenger và sẽ nhìn thấy ngay tin nhắn đã bỏ lưu trữ.

Hiển thị lại tin nhắn

Theo quantrimang.com

Cách gửi tin nhắn văn bản SMS từ iPad

Tin nhắn văn bản SMS là gì?

Để hiểu các hạn chế của iPad trong việc gửi tin nhắn văn bản, trước tiên, chúng ta cần phải hiểu tin nhắn văn bản SMS là gì. SMS là viết tắt của “Short Message Service” (dịch vụ tin nhắn ngắn). Đây là giao thức tiêu chuẩn trong ngành viễn thông mà mọi chiếc điện thoại di động đều sử dụng để gửi tin nhắn văn bản cho nhau. Trong khi đó MMS (dịch vụ tin nhắn đa phương tiện), lại cho phép điện thoại di động gửi ảnh và video cho nhau qua mạng di động.

Tin nhắn của Apple khác với tin nhắn văn bản SMS như thế nào?

Hầu hết người dùng Apple gửi tin nhắn với nhau thông qua Apple Messages. Ứng dụng này sử dụng giao thức iMessage dựa trên internet của Apple khi giao tiếp với các ứng dụng Messages trên iPhone, iPad, iPod Touch và Mac. Hiện tại, Messages chỉ khả dụng trên các nền tảng của Apple, vì vậy người dùng Windows và Android sẽ không thể sử dụng nó.

Trên iPhone, ứng dụng Messages cũng có thể gửi và nhận tin nhắn văn bản SMS. Nhưng trường hợp của iPad thì khác. Theo mặc định, iPad không thể gửi tin nhắn văn bản SMS thông qua ứng dụng Apple Messages. Ngay cả khi bạn sử dụng iPad có lắp sim để truy cập 4G, 5G, bạn vẫn không thể gửi tin nhắn văn bản SMS, trừ khi áp dụng một trong những cách giải quyết được liệt kê bên dưới.

Tùy chọn 1: Liên kết iPhone với iPad của bạn qua Continuity

Bạn có thể gửi và nhận tin nhắn văn bản SMS qua iPad của mình nếu sở hữu thêm một chiếc iPhone và để hai thiết bị liên kết với nhau qua Continuity. Đây cũng chính là cách Apple chia sẻ kết nối qua các thiết bị của mình.

Cụ thể hơn, bạn sẽ phải sử dụng đến tính năng mà Apple gọi là Text Message Forwarding. Để thiết lập, bạn hãy mở ứng dụng Settings trên iPhone và điều hướng đến Messages > Text Message Forwarding. Tại đây, bạn sẽ có thể chọn một chiếc iPad để chia sẻ tin nhắn văn bản SMS.

Text Message Forwarding

Tùy chọn 2: Sử dụng cổng Email-to-SMS

Bạn cũng có thể gửi tin nhắn văn bản SMS qua iPad của mình bằng cổng email-to-SMS. Hầu hết mọi nhà cung cấp dịch vụ di động đều vận hành cổng này, và nó cho phép bạn gửi tin nhắn qua ứng dụng email khách thông thường (chẳng hạn như Apple Mail) và hiển thị dưới dạng tin nhắn văn bản trên điện thoại di động của người nhận.

Tùy chọn 3: Sử dụng ứng dụng nhắn tin SMS của bên thứ ba

Mặc dù về cơ bản, bạn không thể gửi tin nhắn văn bản SMS qua ứng dụng Messages của Apple (trừ khi iPad của bạn được liên kết với iPhone, như đã nêu phía trên), bạn vẫn có thể gửi SMS thông qua ứng dụng nhắn tin của bên thứ ba.

Ví dụ: ứng dụng Skype của Microsoft có thể gửi và nhận tin nhắn văn bản. Tin nhắn giữa những người dùng Skype là miễn phí, nhưng tin nhắn văn bản SMS yêu cầu thanh toán bằng Skype Credit hoặc thuê bao đăng ký hàng tháng. (Microsoft có cung cấp bản dùng thử miễn phí kéo dài một tháng).

Skype

Bạn cũng có thể sử dụng ứng dụng Google Voice. Không giống như Skype, Google Voice hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, tính năng này lại chỉ khả dụng ở Hoa Kỳ. Google sẽ cung cấp cho bạn một số điện thoại mà bạn có thể sử dụng cho các dịch vụ tin nhắn văn bản cũng như thực hiện cuộc gọi thoại và thư thoại.

Còn rất nhiều ứng dụng SMS khác mà bạn có thể tìm thấy trên App Store. Các ứng dụng này thường yêu cầu đăng ký thuê bao để sử dụng thường xuyên và một số ứng dụng có thể hiển thị quảng cáo xâm nhập hoặc thậm chí xâm phạm quyền riêng tư của bạn, vì vậy hãy cẩn thận.

Tuy nhiên, nếu bạn nhất thiết phải nhắn tin SMS trên iPad (và không thể liên kết với iPhone), thì việc sử dụng ứng dụng nhắn tin của bên thứ ba có lẽ là lựa chọn tốt nhất.

Tùy chọn 4: Sử dụng ứng dụng nhắn tin thay thế

Nếu thường xuyên gửi tin nhắn ngắn cho những người không sử dụng Apple Messages (chẳng hạn như người dùng điện thoại Android), bạn cũng có thể thử sử dụng giải pháp nhắn tin không phải SMS.

Telegram

Nhiều ứng dụng nhắn tin của bên thứ ba có thể đáp ứng tốt nhu cầu này của bạn. WhatsApp, Telegram hay Signal là ba trong số những cái tên phổ biến nhất hiện nay mà có lẽ bạn cũng đã từng nghe qua.

Cách giao bài tập cho học sinh trên Zalo

Trong mùa dịch hiện nay thì ngoài những phần mềm học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams thì Zalo cũng được giáo viên sử dụng để trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập, hay tạo lớp học online trên Zalo để giao bài tập cho học sinh. Các thầy cô chỉ cần đăng tải bài tập cho học sinh trong nhóm Zalo, sau đó đặt lịch hẹn hoàn thành thời gian trả bài. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các thầy cô giao bài tập cho học sinh trên Zalo.

Hướng dẫn giao bài học sinh trên Zalo

Bước 1:

Trước hết các thầy cô giáo cần tạo nhóm học sinh trên Zalo. Cách tạo nhóm chat trên Zalo thầy cô giáo tham khảo bài viết dưới đây.

Bước 2:

Sau khi tạo nhóm xong thì thầy cô có thể nhắn tin tới từng học sinh hay nhắn tin cho nhóm học để trao đổi tình hình học tập, hoặc thậm chí giao bài tập.

Tạo nhóm Zalo

Tại thanh công cụ bên dưới, thầy cô nhắn vào vào biểu tượng kẹp ghim rồi chọn Chọn tập tin để tải bài tập cần giao cho học sinh từ máy tính.

Gửi bài tập

Bước 3:

Sau khi đăng tải file bài tập lên nhóm chat Zalo, thầy cô nhắn tin với cả lớp để học sinh được biết. Trong trường hợp bạn muốn giao việc cho một học sinh cụ thể nào đó thì nhấn vào biểu tượng giao việc trên Zalo như dưới đây.

Giao việc cho học sinh

Bước 4:

Hiển thị giao diện nhập nội dung giao công việc cho học sinh. Trước hết thầy cô nhập Tiêu đề cho học sinh và nội dung công việc muốn giao ở bên dưới.

Phần giao cho nhấn vào biểu tượng dấu cộng để chọn học sinh mà thầy cô muốn giao việc. Nếu muốn có người giám sát công việc thì nhấn vào CC.

Nhập nội dung công việc

Bên dưới phần Thời hạn, các thầy cô nhập thời gian mà học sinh phải hoàn thành xong bài tập được giao.

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin và nội dung cho bài tập, nhấn nút Giao việc.

Nhập thời hạn công việc

Bước 5:

Kết quả thầy cô sẽ nhìn thấy công việc mình đã giao cho học sinh. Tại đây thì có thể nhấn Bình luận để nhập cho công việc. Nhấn Xem chi tiết để xem nội dung công việc.

Xem nội dung công việc

Bước 6:

Trong giao diện Chi tiết công việc này, thầy cô có thể gửi thêm tập tin khác tại thanh nhắn tin bên dưới. Nếu nhấn vào Nhắc nhở sẽ yêu cầu học sinh cập nhật tiến độ làm việc nếu cần thiết. Trong trường hợp thầy cô cần thay đổi lại nội dung công việc thì nhấn vào nút Chỉnh sửa.

Chi tiết công việc

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính

Theo một số nguồn tin và rò rỉ thực tế thì Microsoft đã hoàn thiện Windows 10X – một phiên bản Windows 10 hoàn toàn mới, được thiết kế cho các chiếc laptop giá rẻ với mục tiêu cạnh tranh với Chrome OS. Và bản dựng Windows 10X Build 202xx đã được Microsoft hoàn thiện nội bộ và sẵn sàng triển khai giai đoạn Release to Manufacturers (RTM) trong thời gian tới.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 1.

Dù Windows 10X đã sẵn sàng, thế nhưng, những chiếc laptop sử dụng nền tảng này sẽ chỉ xuất hiện trên thị trường trong mùa xuân năm sau, dự kiến là vào tháng 4. Microsoft sẽ không phân phối Windows 10X dưới dạng bản cài miễn phí có thể tải xuống, thế nên, người dùng thông thường sẽ không thể cài đặt nó trên những chiếc PC của mình như đã thực hiện từ trước đến nay.

Tuy nhiên, nếu bạn đang rất tò mò về phiên bản hệ điều hành Windows 10X mới toanh từ Microsoft này thì sau đây sẽ là hướng dẫn để bạn có thể tận tay trải nghiệm nó mà không cần phải sắm một chiếc laptop trong tương lai, cụ thể như sau.

Cấu hình trải nghiệm

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 2.

– Máy tính đang chạy phiên bản Windows 10 Pro, Enterprise hoặc Education (x64) mới nhất.

– Máy tính có hỗ trợ Microsoft Hyper-V với GPU-PV cho các tác vụ tăng tốc phần cứng.

– Bộ xử lý Intel có ít nhất 4 lõi, có hỗ trợ ảo hóa.

– RAM tối thiểu 8GB trở lên.

– Ổ cứng còn trống 15GB > 20GB (khuyên dùng SSD).

– Card màn hình rời có hỗ trợ DirectX 11 và WDDM 2.4.

– Ngoài ra, phần cứng máy tính phải hỗ trợ Second Level Address Translation (SLAT) và Hardware-based Data Execution Prevention (DEP) được kích hoạt trên Basic Input/Output System (BIOS) hoặc Unified Extensible Firmware Interface (UEFI) của bo mạch chủ.

Cài đặt và trải nghiệm

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 3.

Nhập từ khóa “system restore” vào ô tìm kiếm và nhấp vào kết quả “Create a restore point”.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2016986);}else{parent.admSspPageRg.draw(2016986);}

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 4.

Nhấp chọn phân vùng hệ thống (thường là “C”) và nhấn tiếp vào “Create…”, đặt tên cho điểm khôi phục hệ thống để bạn có thể nhanh chóng khôi phục Windows về trạng thái chưa kích hoạt và sử dụng giả lập Windows 10X.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 5.

Khi đã tạo xong điểm khôi phục hệ thống, bạn hãy tiến hành kiểm tra thành phần Microsoft Hyper-V có được hỗ trợ hay không bằng cách nhập lệnh “systeminfo.exe” vào Windows PowerShell rồi nhấn phím ENTER.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 6.

Nếu “Hyper-V Requirements” cho kết quả là “Yes” thì bạn có thể chạy Hyper-V.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 7.

Còn nếu lệnh hiển thị “No” trong Hyper-V Requirements, thì phần cứng của bạn không hỗ trợ tính năng này hoặc bạn cần kích hoạt thủ công từ “Turn Windows features on or off”.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 8.

Sau khi hoàn tất, bạn hãy truy cập vào địa chỉ này và tải về gói tin Virtual Machine của Windows 10X. Tải xong, hãy di chuyển gói tin sang vị trí lưu trữ tránh bị xóa nhầm và xả nén gói tin ra.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 9.

Khởi động Hyper-V Management và nhấn vào New > Virtual Machine.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 10.

Nhấn Next ở cửa sổ đầu tiên, sau đó hãy đặt tên cho máy ảo mới của bạn.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 11.

Ở cửa sổ Specify Generation, hãy chọn Generation 2.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 12.

Nhập phần dung lượng RAM cho máy ảo, tốt nhất là từ 4GB (4096MB) trở lên.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 13.

Phần Config Network, bạn hãy chọn Default Switch.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 14.

Đến phần Connect Vitual Hard Disk, bạn hãy chọn Use an existing virtual hark disk và điều hướng đến thư mục Windows 10 mà chúng ta đã tải và xả nén ở trên.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 15.

Kiểm tra lại mọi thứ đã đúng với thiết lập hay chưa, nếu ổn thì bạn hãy nhấn Finish.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 16.

Quay trở lại Hyper-V Management, nhấn vào tên máy ảo bạn vừa tạo và chọn Connect > Start.

Cách trải nghiệm ngay Windows 10X mà không cần cài đặt trên máy tính - Ảnh 17.

Cửa sổ máy ảo sẽ khởi chạy, ở lần khởi động đầu tiên có thể mất chút ít thời gian nên bạn hãy kiên nhẫn nhé.

Cách tắt chế độ xem cuộc hội thoại trong Gmail

Tính năng xem cuộc hội thoại trong Gmail sẽ nhóm email vào cuộc hội thoại để chúng ta chọn nhóm các thư trả lời cho email trong các cuộc trò chuyện hoặc đã từng email xuất hiện riêng lẻ trong hộp thư đến. Khi có người trả lời email thì Gmail nhóm các câu trả lời lại với nhau trong các cuộc trò chuyện và email mới nhất sẽ ở dưới cùng. Trong trường hợp bạn muốn xem các câu trả lời riêng lẻ thì cần tắt chế độ xem cuộc hội thoại Gmail trong bài viết dưới đây.

1. Hướng dẫn tắt chế độ cuộc hội thoại Gmail PC

Bước 1:

Chúng ta nhấn vào biểu tượng bánh răng cưa rồi nhìn xuống bên dưới phần Tạo chuỗi email. Sau đó bỏ tích tại thiết lập Chế độ xem cuộc trò chuyện.

Tắt chế độ xem cuộc trò chuyện

Bước 2:

Lúc này hiển thị pop-up thông báo để áp dụng thiết lập mới này thì bạn cần phải tải lại Gmail, nhấn nút Tải lại.

Kết quả thì Gmail sẽ tách từng email trả lời khỏi mọi chuỗi email được liên kết trước đó.

Tải lại Gmail

2. Tắt chế độ xem hội thoại Gmail Android

Bước 1:

Tại giao diện Gmail trên Android, bạn nhấn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang rồi nhấn vào Cài đặt ở phía dưới cùng menu.

Gmail Android
Cài đặt Gmail Android

Bước 2:

Lúc này hiển thị tất cả các email mà người dùng đã đăng nhập trên thiết bị. Nếu muốn chỉnh thiết lập cho riêng email nào thì bạn nhấn chọn vào email đó. Nếu muốn thiết lập cho tất cả các email thì nhấn Cài đặt chung.

Trong giao diện này bạn tìm tới mục Chế độ xem cuộc hội thoại rồi tắt thiết lập này là được.

Cài đặt chung
Tắt xem hội thoại

3. Tắt chế độ xem hội thoại Gmail iPhone/iPad

Bước 1:

Cũng tại giao diện Gmail trên iPhone/iPad, chúng ta nhấn vào biểu tượng 3 dấu gạch ngang rồi nhấn vào Cài đặt. Sau đó bạn nhấn vào email muốn thay đổi thiết lập.

Cài đặt Gmail iPhone
Chọn email

Bước 2:

Sau đó chuyển vào giao diện thiết lập email, bạn tắt tính năng Chế độ xem cuộc gọi thoại là xong.

Tắt xem hội thoại Gmail iPhone
Tắt thiết lập

Bản cập nhật iOS 14.5 cho phép xác thực Face ID ngay cả khi đeo khẩu trang bằng cách ghép nối với Apple Watch

Apple đang cố gắng khắc phục một trong những vấn đề lớn nhất của Face ID thông qua bản cập nhật iOS 14.5 sắp ra mắt, đó là tình trạng Face ID “bất lực” trước người dùng đeo khẩu trang.

Bản cập nhật iOS 14.5 cho phép xác thực Face ID ngay cả khi đeo khẩu trang bằng cách ghép nối với Apple Watch - Ảnh 1.

Tất nhiên xác thực khuôn mặt bằng cảm biến Face ID không phải là điều gì quá bất tiện cho tới khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Người dùng buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng nên việc sử dụng khuôn mặt để xác thực Face ID gần như là không thể, dẫn tới những trải nghiệm khó chịu khi mở iPhone.

Trong iOS 14.5, Apple đã thêm một tùy chọn xác thực và mở khóa iPhone bằng Face ID nếu người dùng đang ghép nối với Apple Watch.

Sau khi cập nhật lên iOS 14.5, nếu bạn mở khóa iPhone bằng Face ID trong lúc đeo Apple Watch và khẩu trang, cảm biến Face ID sẽ quét một phần và sau đó sử dụng Apple Watch để xác thực và mở khóa iPhone.javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2016785);}else{parent.admSspPageRg.draw(2016785);}

Bản cập nhật iOS 14.5 cho phép xác thực Face ID ngay cả khi đeo khẩu trang bằng cách ghép nối với Apple Watch - Ảnh 2.

Sau khi mở khóa thành công, Apple Watch cũng phát ra âm thanh phản hồi. Ngoài việc mở khóa thiết bị, người dùng cũng có thể sử dụng Apple Watch để khóa iPhone.

Ít nhất trong phiên bản iOS 14.5 beta, Apple đang yêu cầu người dùng kích hoạt tùy chọn này thủ công. Tuy nhiên người dùng không thể sử dụng cách mở khóa này để xác thực thanh toán trên Apple Pay hoặc mua hàng trên App Store mà bắt buộc phải mở khẩu trang và dùng Face ID.

iOS 14.5 sẽ là một bản cập nhật khá lớn với một số tính năng mới bao gồm hỗ trợ 5G ở chế độ hai SIM, hỗ trợ AirPlay 2 trên ứng dụng Apple Fitness+, hỗ trợ máy chơi game Xbox và PS5 hay yêu cầu Siri gọi các dịch vụ khẩn cấp,…

Tham khảo Macrumors

Đánh giá Redmi AC2100: Router cân bằng giữa giá cả và hiệu suất

Với sự phát triển nhanh chóng của Internet ngày nay, có thể nói rằng nhu cầu về mạng đã trở nên rất lớn. Việc sở hữu một môi trường mạng tốc độ cao và ổn định cũng trở thành điều cần thiết cho văn phòng, cuộc sống và nhu cầu giải trí hàng ngày của người dùng. Là cầu nối giữa các mạng, router cũng đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Tại hội nghị ra mắt sản phẩm mới tổ chức vào ngày 10 tháng 12 năm 2020, một sản phẩm hoàn toàn mới, Redmi Router AC2100, đã được ra mắt công chúng. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Quantrimang đánh giá Redmi AC2100 và xem xét các tính năng của nó.

Là router đầu tiên của Redmi, Redmi AC2100 tiếp tục tối đa hóa tỷ lệ giá/hiệu suất. Giá bán chính thức của thiết bị này là $24 (550.000 đồng). Redmi AC2100 được trang bị cổng mạng Gigabit, 2 ăng-ten 2.4GHz + 4 ăng-gen 5GHz thiết kế rất bắt mắt, bộ khuếch đại tín hiệu 6 kênh, cùng công nghệ Beamforming. Vì vậy, nó rất phù hợp với vai trò một router gia đình cỡ vừa. Ngoài ra, router Redmi AC2100 còn đi kèm với plug-in tăng tốc NetEase UU và người dùng mới có thể nhận được tối đa 3 tháng trải nghiệm tính năng tăng tốc miễn phí.

Vậy router này hoạt động như thế nào? Nó có thể bảo vệ toàn diện cho việc sử dụng mạng hàng ngày của bạn không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!.

Thiết kế và hình thức

Về thiết kế, Redmi Router AC2100 sử dụng thiết kế hình học truyền thống và ăng-ten bên ngoài, tông màu trắng tinh khôi, sạch sẽ và thanh lịch hơn bao giờ hết. Tuy là vỏ nhựa nhưng chất liệu bóng mờ vẫn mang lại cảm giác chắc chắn, và phong cách đơn giản kế thừa đặc trưng của các sản phẩm của Xiaomi, vì vậy không khó để đặt nó ở nhà hay bất kỳ góc nào trong văn phòng. Về phần ăng-ten, router Redmi AC2100 được trang bị 6 ăng-ten ngoài.

Sản phẩm này sử dụng các khe hở có diện tích lớn ở mặt trước và mặt dưới để tạo khả năng tản nhiệt tốt. Bên cạnh đó, phần khung máy chính còn sử dụng tấm tản nhiệt bằng hợp kim nhôm lớn cùng lớp keo tản nhiệt với khả năng dẫn nhiệt tốt, giúp nâng cao hiệu quả tản nhiệt cho toàn bộ máy. Ngoài ra, còn có logo thương hiệu Redmi, hai đèn báo mạng và hệ thống ở chính giữa mặt trước, giúp người dùng dễ dàng nhìn thấy trạng thái hoạt động của router; và phía dưới có in một số thông tin về thông số sản phẩm.

Về interface, router này cũng sở hữu một thông số kỹ thuật tiêu chuẩn, bao gồm 1 cổng WAN đáp ứng 10/100/1000M và 3 cổng LAN 10/100/1000M, có thể sử dụng đầy đủ hơn mỗi băng thông megabit. Ngoài ra, còn có nút nguồn và nút reset.

Gần phía trên, bên dưới logo Redmi là chỉ báo mạng và chỉ báo hệ thống. Nó sẽ hiển thị màu đỏ khi xảy ra lỗi và cả hai đèn sẽ có màu trắng trong lúc hoạt động bình thường.

Bộ nguồn có công suất tối đa là 18W

Cấu hình hiệu suất

Về cấu hình hiệu năng, router Redmi này được trang bị CPU lõi kép 4 luồng, với một lõi đơn xung nhịp lên đến 880MHz. So với các bộ vi xử lý lõi đơn truyền thống, hiệu suất tổng thể được cải thiện đáng kể; trên cơ sở này, nó tích hợp 128MB bộ nhớ và có 128MB bộ nhớ Flash. Mặt khác, Redmi AC2100 cung cấp hai dải tần là 2.4GHz và 5GHz, trong đó 2.4GHz phủ sóng rộng hơn và 5GHz có tốc độ nhanh hơn. Tốc độ kết nối không dây đồng thời băng tần kép có thể đạt tới 2033Mbps, đáp ứng các yêu cầu của mạng.

Redmi AC2100 được trang bị CPU lõi kép 4 luồng
Redmi AC2100 được trang bị CPU lõi kép 4 luồng

Về tín hiệu, 6 ăng-ten đa hướng độ lợi cao 5dBi bên ngoài của router có thể mang đến vùng phủ sóng rộng hơn và khoảng cách truyền xa hơn sau khi bố trí cấu trúc hợp lý và gỡ lỗi chính xác. Để đảm bảo sự ổn định của tín hiệu xuyên tường, router cũng được trang bị bộ khuếch đại tín hiệu hiệu suất cao 6 kênh, trong đó băng tần 2.4GHz được trang bị 2 bộ khuếch đại tín hiệu hiệu suất cao bên ngoài và bộ thu tín hiệu độ nhạy cao, còn băng tần 5GHz được trang bị 4 bộ khuếch đại tín hiệu hiệu suất cao tích hợp. Bộ khuếch đại tín hiệu hiệu suất và bộ thu tín hiệu có độ nhạy cao dễ dàng xử lý các môi trường mạng phức tạp.

Kiểm tra tốc độ

Băng thông rộng được sử dụng cho thử nghiệm là băng thông rộng 300M của Unicom. Đầu tiên, người dùng sử dụng điện thoại kết nối WiFi 2.4GHz và 5GHz lần lượt để xem tốc độ WiFi của router Redmi AC2100 như thế nào.

Bạn có thể thấy rằng tốc độ kiểm tra tần số 2.4GHz của router Redmi AC2100 đạt 72,8Mbps khi download và 35Mbps khi upload. Dải tần 5GHz của ăng-ten 4 chiều dễ dàng vượt qua giới hạn trên của tốc độ băng thông rộng lý thuyết và tốc độ download đạt 353Mbps.

Kiểm tra tốc độ của Redmi AC2100
Kiểm tra tốc độ của Redmi AC2100

Đối với các gói băng thông rộng gia đình, chúng thường có hai loại: 100Mbps và 300Mbps. Có thể thấy rằng router Redmi AC2100 hoàn toàn có thể đáp ứng giới hạn trên của WiFi băng thông rộng 5GHz, cho phép sử dụng các thiết bị không dây như điện thoại và máy tính bảng.