Có bao nhiêu tiêu chuẩn về chống cháy nổ cho bộ đàm

– Bộ đàm chống cháy nổ là loại bộ đàm được Tổ chức Factory Mutual Research Corporation – FMRC (tạm dịch : Hiệp hội nghiên cứu chống cháy nổ trong nhà máy ) thông qua và có khả năng làm việc trong môi trường nguy hiểm.

– Máy bộ đàm được đảm bảo an toàn khi sử dụng ở loại I, II và III vùng 1, các nhóm C, D, E, F và G cũng được chấp thuận cho sử dụng trong môi trường dễ đánh lửa thuộc loại I, vùng 2, các nhóm A,B,C,D.

– Các hãng bộ đàm đã đưa ra mức an toàn trong cháy nổ được phân hạng bởi tổ chức FMRC chứng nhận các thiết bị điện không đủ khả năng phát ra điện năng hay nhiệt năng trong điều kiện vận hành bình thường hay không bình thường gây ra việc phát tia lửa điện trong những môi trường đặc biệt gây nguy hiểm chỉ định trên tem (nhãn) của máy bộ đàm.

1. Máy bộ đàm chống cháy nổ được sản xuất như thế nào ?

– Mức an toàn trong cháy nổ được phân cấp bở tổ chức FMRC và ghi trên các thông tin của máy bộ đàm chống cháy nổ đều phải có ghi rõ các thiết bị không đủ khả năng phát ra điện năng, nhiệt năng trong điều kiện bình thường hay không bình thường gây nguy hiểm cho người sử dụng.

2. Các tiêu chuẩn về mức độ an toàn chống cháy nổ được FMRC chứng nhận :

– Các thiết bị điện không đủ khả năng phát ra điện năng hay nhiệt trong khi vận hành
Với môi trường đặc biệt nguy hiểm, dễ cháy nổ thì các loại bộ đàm chống cháy nổ phải không có khả năng phát ra tia lửa điện,

Phân loại vùng an toàn

– Vùng 1 : An toàn trong kích nổ
– Vùng 2 : An toàn không phát tia lửa điện

Phân loại nhóm môi trường

– Nhóm A : Khí Axetylen
– Nhóm B : Khí Hydro
– Nhóm C : Khí Etylen
– Nhóm D : Khí Metan và Propan (gas)
– Nhóm E : Bụi kim loại dễ bắt lửa
– Nhóm F : Bụi than các loại
– Nhóm G : Bụi ngũ cốc

3. Điều kiện sử dụng an toàn của bộ đàm chống cháy nổ :

– Loại môi trường 1, 2, 3 thuộc vùng I, bao gồm các nhóm C, D,E, F và G
– Loại môi trường 1 thuộc vùng II bao gồm A, B, C và B

4. Một số tiêu chuẩn chống cháy nổ FM và các loại tiêu chuẩn an toàn của bộ đàm chống cháy nổ.

– Bộ đàm chống cháy nổ đạt tiêu chuẩn là loại bộ đàm được hiệp hội nghiên cứu chống cháy nổ trong nhà máy FMRC thông qua và có khả năng làm việc trong môi trường nguy hiểm dễ gây cháy nổ (xăng/dầu). Máy bộ đàm chống cháy nổ được đảm bảo an toàn khi sử dụng ở loại 1,2 và 3 vùng I, các nhóm C, D, E, F và G cũng được chấp thuận cho sử dụng trong môi trường dễ đánh lửa thuộc loại 1, vùng II các nhóm A,B, C, D.

5. Một số ký hiệu tiêu chuẩn dành cho bộ đàm chống cháy nổ :

– Tiêu chuẩn CENELEC : Châu Âu
– Tiêu chuẩn CSA : Canada
– Tiêu chuẩn FMRC : Mỹ
– Tiêu chuẩn MSHA : Mỹ
– Tiêu chuẩn NEMKO : Na Uy
– Tiêu chuẩn PTB : Đức
– Tiêu chuẩn SAA : Úc
– Tiêu chuẩn UL : Mỹ

 

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *